ABOUT ME

Ảnh của tôi
“I’ve done a lot of things wrong but I swear I’m a believer”

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

Bài 1 "Marketing không phải là tiếp thị"

Sau một thời gian viết blog về marketing và tiếp xúc với nhiều người quan tâm đến marketing, mình thấy dù hiện nay mọi người ở VN đã quan tâm hơn đến marketing và có một cái nhìn tiến bộ hơn về chuyên ngành này nhưng do ít được đào tạo bài bản, quan điểm về marketing của nhiều người vẫn còn sai lệch (mình được đào tạo bài bản mà còn khó nắm bắt nữa là), vì vậy mình quyết định mở thêm một chuyên mục mới đó là "Phổ cập marketing" - tập hợp những bài viết về những vấn đề cơ bản của marketing với một văn phong informal, ngắn gọn và dễ hiểu nhất để ai đọc cũng có thể có được một cái nhìn khái quát chính xác về marketing. Lâu lâu mình sẽ post vào chuyên mục này một bài (tùy thuộc vào thời gian rỗi để soạn bài cũng như độ phức tạp của vấn đề).
Những lý thuyết về marketing trong chuyên mục này được mình đúc rút từ những lý thuyết của Philip Kotler cùng những lý thuyết đã được các thầy cô chuyên ngành marketing tại trường ĐH Kinh tế quốc dân giảng dạy cho mình, nếu như bạn đọc thấy có gì không hợp lý hoặc không rõ ràng, có thể comment ngay tại đây hoặc mail cho mình vào hòm thư trongducnguyen87@gmail.com, mình sẽ tiếp thu và sửa chữa!

Bài 1 "Marketing không phải là tiếp thị"

Marketing không phải là tiếp thị
Có thể khi đọc tiêu đề của entry này mọi người sẽ nghĩ mình lại đặt 1 title gây chú ý để thu hút lượng truy cập, giống kiểu "Dr Thanh vs Dr Hô"̀ hay "Hitler đóng quảng cáo", chứ marketing không phải là tiếp thị thì là cái gì. Tuy vậy, đây hoàn toàn là sự thật, và là điều những người làm marketing (được đào tạo bài bản) nào cũng biết rõ! (nhất là những ai học khoa marketing trường KTQD sẽ được nghe nhắc đi nhắc lại vấn đề này)
Đang có một sự nhầm lẫn trong giới truyền thông và dịch thuật khi người ta luôn dịch và luôn coi marketing là tiếp thị: sách marketing - sách tiếp thị, chuyên gia marketing - chuyên gia tiếp thị, hoạt động marketing - hoạt động tiếp thị... Và từ đó gây ra sự nhầm lẫn trong xã hội, đồng nhất từ "marketing" và từ "tiếp thị", đến nỗi lúc mình đi thi vào khoa marketing, mọi ngườì đều hỏi là vào đấy để về sau đi đến từng nhà tiếp thị Kotex với cả mỳ gói à?
Thực ra một từ ngữ bị dùng sai nghĩa quá lâu và quá nhiều, thì ngữ nghĩa của nó có thể bị biến đổi đi và tạm chấp nhận được, ví dụ như từ "yếu điểm" nghĩa là điểm quan trọng thì được dùng như từ điểm yếu, từ "cứu cánh" nghĩa là mục đích cuối cùng thì được dùng để chỉ 1 thế lực trợ giúp. Nếu xét một cách phiến phiến thì gọi marketing là tiếp thị cũng không sao, miễn là người ta hiểu là đang ám chỉ cái gì.
Tuy vậy về mặt học thuật, tiếp thị chỉ là 1 nghiệp vụ trong marketing, theo mình: Tiếp thị có nghĩa là tiếp cận thị trường, chỉ công việc đưa hàng hóa hoặc dịch vụ tiếp cận đến người tiêu dùng thông qua đội ngũ bán hàng trực tiếp, có thể là bán hoặc cho khách hàng dùng thử, nhằm quảng bá cho sản phẩm đồng thời thu thập thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm. Tiếp thị thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của sản phẩm, lúc đang thử nghiệm hoặc mới tung ra sản phẩm. Và những nội dung vừa nóỉ không phải là marketing.
Và như vậy, xin được nhắc lại, về mặt học thuật, marketing không phải là tiếp thị, đó là lý do tại sao cả trường kinh tế quốc dân chỉ có một khoa viết tên bằng tiếng Anh đó là khoa Marketing chứ không phải là khoa tiếp thị, tại sao trong Nam có trường ĐH Marketing chứ không phải ĐH Tiếp thị, có hội Marketing Việt Nam chứ không phải hội Tiếp thị Việt Nam... Marketing là một từ rất khó dịch ra tiếng Việt, và đồng thời marketing cũng không đồng nghĩa vớì các từ sau:
Marketing không phải là quảng cáo

Marketing không phải là khuyến mại

Marketing không phải là bán hàng
...
Đọc đến đây chắc sẽ có nhiều người tự hỏi "Vậy WTF mới là marketing?"
Thực ra marketing cũng chẳng có gì thần bí cả, đón đọc "Bài 2 WTF is marketing" trong chuyên mục "Phổ cập marketing" của mình nhé!
Nguyễn Trọng Đức (trongduc.com)

Hãy xem Hitler đóng quảng cáo!!!

Những quảng cáo dưới đây là những mẫu quảng cáo sử dụng hình ảnh nhân vật nổi tiếng, tuy vậy nó hoàn toàn khác với việc công ty quảng cáo bỏ tiền ra thuê người nổi tiếng đó làm đại diện cho mình, nó hoàn toàn khác...


Các bạn có nhận ra 3 quả trứng này là những ai không? (đặc biệt là quả cuối cùng mình không bình luận gì nhé, mình chỉ là người sưu tầm thôi!)
"Lịch sử đã tạo ra rất nhiều quả trứng xấu, may quá, trứng của chúng tôi luôn luôn tốt". Quảng cáo của hãng trứng Nulaid Eggs



"Người da đen là tương lai của âm nhạc" - Hitler

"Hard Rock là 1 cuộc cách mạng văn hóa thực sự" - Mao Trạch Đông

"Tôi cầu phước cho nước Mỹ vì Rock 'n' Roll" - Stalin
Những quảng cáo trên của G92 Galaxy FM (1 đài phát thanh) (hết chỗ nói!)
Bạn biết điều gì khác biệt giữa Hitler và Chaplin?
"Đó là cái mũ". Quảng cáo của hãng mũ Hut Weber (Hitler xem ra khá là đắt sô)



Những quảng cáo trên của Reporters without borders (Hội phóng viên không biên giới)





"Những thiên tài cổ điển và những bậc thầy hiện đại nay đã liên kết với nhau". Quảng cáo của Dàn nhạc Borusan Istanbul




"Đừng để mối nguy hiểm trước mắt che lấp mất những mối nguy hiểm khác". Quảng cáo của hãng thuốc Glaxo Smith Kline


Clare và bảy phù thủy


Lucy lạc vào xứ sở ác mộng
Quảng cáo của tổ chức Save the Children
Sưu tầm và dịch bởi: Nguyễn Trọng Đức (trongduc.com)

Dr Thanh vs Dr Hồ - Cuộc chiến trà thảo mộc đã bắt đầu


Không để Dr.Thanh một mình bơi giữa đại dương xanh, vào giữa tháng 6 vừa rồi công ty MFB đã tung ra một loại trà thảo mộc để cạnh tranh cùng Dr.Thanh đó là trà TeaFres với hình ảnh Hồ Ngọc Hà trên nhãn chai (đó là lý do vì sao mình đặt tên bài viết là Dr Thanh vs Dr Hồ), chúng ta hãy cùng so sánh 2 nhãn hiệu này dưới góc nhìn marketing nhé:
Nhãn hiệu
Công ty sản xuất THP – Tập đoàn nước giải khát hàng đầu VN (thông tin đã quá nhiều không cần giới thiệu thêm) Công ty Cổ Phần Thực Phẩm và Nước Giải Khát Đa Quốc Gia (MFB), thành viên của Công ty ICP (cty kinh doanh dầu gội X-Men) được thành lập từ tháng 7/2008 chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành hàng thực phẩm và nước giải khát
Cả 2 công ty sản xuất đều danh tiếng hàng đầu VN và đều rất ma mãnh, đều rất ưa thích “đại dương xanh”, đều thích giả dạng hàng nước ngoài
Khách hàng mục tiêu Mọi đối tượng khách hàng (theo lời tiến sĩ Trần Quý Thanh) Chưa rõ nhưng theo mình là khách hàng trẻ vì lấy người bảo trợ thương hiệu là Hồ Ngọc Hà
Không có sp nào dành cho mọi khách hàng, có thể về mặt này ICP sẽ vượt hơn vì ICP là cty rất rành mạch trong việc lựa chọn khách hàng mục tiêu
Định vị Theo lợi ích tìm kiếm: 1 thức uống thanh mát giải nhiệt mà tốt cho sức khỏe 90% là định vị như Dr Thanh, có thể thêm “trẻ trung” và “năng động”
Sẽ ít có sự khác biệt về mặt định vị

Sản phẩm
Thành phần: 9 loại thảo mộc cung đình! Thành phần: 10 loại thảo mộc Á Đông! (ăn đứt Dr Thanh nhá)
Màu đỏ (không hợp lý cho 1 sp thanh nhiệt) Màu (cũng) đỏ (không tốt, thường là sản phẩm cạnh tranh màu phải đối nghịch)
Logo có chữ trà thảo mộc trong dải băng Cũng y như vậy (ăn theo)
Slogan “Thanh lọc cơ thể giải nhiệt cuộc sống” Slogan “Làm mát & Thanh lọc cơ thể” (vừa bắt chiếc cụm từ thanh lọc cơ thể vừa không hay bằng)
Người bảo trợ là bác già Trần Quý Thanh ít tên tuổi đối với người tiêu dùng (không có hình tượng rõ ràng) Người bảo trợ là ca sĩ người mẫu Hồ Ngọc Hà đang rất nổi tiếng (hình tượng tươi mát năng động rất phù hợp)
TeaFres rõ ràng là sản phẩm ăn theo, tuy vậy có lợi thế hơn về hình ảnh người bảo trợ
Giá Tầm 6500 – 7000 VND Tương tự
Không có cạnh tranh về giá
Truyền thông Vô đối (thông tin đã quá nhiều không cần giới thiệu thêm) Ở miền Bắc chưa có gì, miền Nam không rõ, nhưng nói chung chưa có gì nhiều vì sản phẩm mới ra mắt
ICP đã rất thành công khi truyền thông cho sản phẩm X-Men, vì vậy hãy chờ xem họ làm gì với TeaFres
Phân phối Vô đối, ở đâu cũng có (thông tin đã quá nhiều không cần giới thiệu thêm) Chỉ mới phân phối ở miền Nam, việc cạnh tranh với cả một hệ thống phân phối rộng lớn và vững chãi của Dr Thanh là hết sức khó khăn
THP có lợi thế hơn do đã có kênh phân phối rất mạnh của những mặt hàng nước giải khát và lại là người đi trước
Như vậy có thể thấy, việc tung sản phẩm trà thảo mộc TeaFres của ICP là nhằm ăn theo sự thành công của Dr Thanh khi đã mở ra một thị trường mới – thị trường trà thảo mộc. Có lẽ ICP hy vọng người tiêu dùng sẽ mua TeaFres như trước đây đã mua Trà 100, Trà C2 khi cửa hàng hết Trà O độ?
Trận chiến TRÀ THẢO MỘC đã bắt đầu, đại dương xanh đã chuyển màu đỏ, nếu ICP muốn cạnh tranh được chắc chắn sẽ phải đầu tư rất mạnh vào kênh phân phối và truyền thông, chúng ta hãy chờ xem hồi sau như thế nào? Và chắc chắn trong tương lai sẽ có thêm nhiều đối thủ nữa nhảy vào cuộc chiến này!
Nguyễn Trọng Đức (trongduc.com)
Dr Thanh vs Dr Hồ
Không để Dr.Thanh một mình bơi giữa đại dương xanh, vào giữa tháng 6 vừa rồi công ty MFB đã tung ra một loại trà thảo mộc để cạnh tranh cùng Dr.Thanh đó là trà TeaFres với hình ảnh Hồ Ngọc Hà trên nhãn chai (đó là lý do vì sao mình đặt tên bài viết là Dr Thanh vs Dr Hồ), chúng ta hãy cùng so sánh 2 nhãn hiệu này dưới góc nhìn marketing nhé:
Nhãn hiệu
http://vietnambranding.com/news/Jan-2008/1236915173_2085287520_DrThanh.gif
Công ty sản xuất
THP – Tập đoàn nước giải khát hàng đầu VN (thông tin đã quá nhiều không cần giới thiệu thêm)
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm và Nước Giải Khát Đa Quốc Gia (MFB), thành viên của Công ty ICP (cty kinh doanh dầu gội X-Men) được thành lập từ tháng 7/2008 chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành hàng thực phẩm và nước giải khát
Cả 2 công ty sản xuất đều danh tiếng hàng đầu VN và đều rất ma mãnh, đều rất ưa thích “đại dương xanh”, đều thích giả dạng hàng nước ngoài
Khách hàng mục tiêu
Mọi đối tượng khách hàng (theo lời tiến sĩ Trần Quý Thanh)
Chưa rõ nhưng theo mình là khách hàng trẻ vì lấy người bảo trợ thương hiệu là Hồ Ngọc Hà
Không có sp nào dành cho mọi khách hàng, có thể về mặt này ICP sẽ vượt hơn vì ICP là cty rất rành mạch trong việc lựa chọn khách hàng mục tiêu
Định vị
Theo lợi ích tìm kiếm: 1 thức uống thanh mát giải nhiệt mà tốt cho sức khỏe
90% là định vị như Dr Thanh, có thể thêm “trẻ trung” và “năng động”
Sẽ ít có sự khác biệt về mặt định vị

Sản phẩm
Thành phần: 9 loại thảo mộc cung đình!
Thành phần: 10 loại thảo mộc Á Đông! (ăn đứt Dr Thanh nhá)
Màu đỏ (không hợp lý cho 1 sp thanh nhiệt)
Màu (cũng) đỏ (không tốt, thường là sản phẩm cạnh tranh màu phải đối nghịch)
Logo có chữ trà thảo mộc trong dải băng
Cũng y như vậy (ăn theo)
Slogan “Thanh lọc cơ thể giải nhiệt cuộc sống”
Slogan “Làm mát & Thanh lọc cơ thể” (vừa bắt chiếc cụm từ thanh lọc cơ thể vừa không hay bằng)
Người bảo trợ là bác già Trần Quý Thanh ít tên tuổi đối với người tiêu dùng (không có hình tượng rõ ràng)
Người bảo trợ là ca sĩ người mẫu Hồ Ngọc Hà đang rất nổi tiếng (hình tượng tươi mát năng động rất phù hợp)
TeaFres rõ ràng là sản phẩm ăn theo, tuy vậy có lợi thế hơn về hình ảnh người bảo trợ
Giá
Tầm 6500 – 7000 VND
Tương tự
Không có cạnh tranh về giá
Truyền thông
Vô đối (thông tin đã quá nhiều không cần giới thiệu thêm)
Ở miền Bắc chưa có gì, miền Nam không rõ, nhưng nói chung chưa có gì nhiều vì sản phẩm mới ra mắt
ICP đã rất thành công khi truyền thông cho sản phẩm X-Men, vì vậy hãy chờ xem họ làm gì với TeaFres
Phân phối
Vô đối, ở đâu cũng có (thông tin đã quá nhiều không cần giới thiệu thêm)
Chỉ mới phân phối ở miền Nam, việc cạnh tranh với cả một hệ thống phân phối rộng lớn và vững chãi của Dr Thanh là hết sức khó khăn
THP có lợi thế hơn do đã có kênh phân phối rất mạnh của những mặt hàng nước giải khát và lại là người đi trước
Như vậy có thể thấy, việc tung sản phẩm trà thảo mộc TeaFres của ICP là nhằm ăn theo sự thành công của Dr Thanh khi đã mở ra một thị trường mới – thị trường trà thảo mộc. Có lẽ ICP hy vọng người tiêu dùng sẽ mua TeaFres như trước đây đã mua Trà 100, Trà C2 khi cửa hàng hết Trà O độ?
Trận chiến TRÀ THẢO MỘC đã bắt đầu, đại dương xanh đã chuyển màu đỏ, nếu ICP muốn cạnh tranh được chắc chắn sẽ phải đầu tư rất mạnh vào kênh phân phối và truyền thông, chúng ta hãy chờ xem hồi sau như thế nào? Và chắc chắn trong tương lai sẽ có thêm nhiều đối thủ nữa nhảy vào cuộc chiến này!